Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2019

Cái bẫy mà mọi Trader cần phải tránh xa

Các vấn đề xảy ra trong giao dịch tài chính hiếm khi nào được đề cập ở các trường học hoặc sách vở. Chỉ khi bạn đối mặt với những vấn đề như vậy, bạn mới rút được kinh nghiệm quý báu cho mình. Bài viết hướng dẫn forex sẽ giúp bạn có thêm một số kinh nghiệm để tránh những cái bẫy trong thị trường tài chính nói chung và Forex nói riêng mà không cần phải trải nghiệm mới biết được. ​



Với sự phát triển như vũ bão của Internet, thì việc lừa đảo nhau là điều hết sức phổ biến. Sau đây là 6 cái bẫy lừa đảo được đề cập có thể giúp các Trader và investor tránh được:

1. Lừa đảo bằng bảng tin gửi qua Email (Newsletter)

Những người quản lý bản tin lừa đảo(Newsletter) sẽ gửi báo cáo đầu tư qua email cho một số lượng lớn người với hy vọng rằng ít nhất sẽ có một số lượng nhất định Tradersẽ thấy lợi nhuận nhờ nghe theo bản tin đó của họ và sau đó quyết định đưa tiền ủy thác giao dịch.
Cơ chế hoạt động như sau: người quản lý bản tin lừa đảo gửi một email đến 20.000 người nhưng một nửa được yêu cầu mua và một nửa được yêu cầu bán.

Khi kết quả được biết đến, một nửa số người sẽ ăn và còn một nửa kia sẽ thua. Sau đó, nhà khai thác sẽ gửi thêm 10.000 email (với hai đề xuất mua bán khác nhau) cho những người thắng.
 ​
Sau khi có kết quả thắng thua và trong số 10.000 người, bây giờ sẽ có 5.000 người đã nhận được hai lần chiến thắng liên tiếp. Và chu kỳ này lặp lại với 5.000 đó. Và cuối cùng sẽ có ai đó tin tưởng và bỏ tiền ra để những người lừa đảo trade dùm.

Tất nhiên, ngay khi họ đăng ký dịch vụ, họ sẽ mất tiền cho những lời khuyên ngẫu nhiên đó.

Dấu hiệu nhận biết các bản tin lừa đảo:

+ Bản tin của một thương hiệu không có uy tín.

+ Chiến lược chung chung, chỉ mua hoặc bán,

+ Lợi nhuận không tưởng.

2. Broker không trung thực

Thật không may cũng có nhiều trường hợp gian lận bắt nguồn từ các broker không trung thực. Một số trong đó đã làm mất hoàn toàn các tài khoản đầu tư cá nhân.
 ​

Trong quá khứ, các broker gian lận đã thao túng giá và co giãn spread, ngăn không cho khách hàng rút tiền, tuyên bố phá sản, cướp tiền của khác và vô số những trò gian lận khác.

Dấu hiệu lừa đảo:

+ Broker có tình trạng tài chính yếu kém

+ Không được kiểm soát và cũng thiếu thông tin về hoạt động và lịch sử của công ty

+ Các công ty nằm ở các khu vực xa xôi hẻo lánh hoặc nơi ẩn náu thuế.

3. Robot (EA) kiếm được siêu lợi nhuận

Một AE về mặt kỹ thuật không khác gì một hệ thống giao dịch nhưng bởi vì càng ngày càng có rất nhiều ea giả mạo và không có khả năng kiếm được 1 đồng nào cho trader.

AE chủ yếu được tìm thấy trong lĩnh vực Forex và được sử dụng cùng với MT4 để giao dịch trên khung thời gian ngắn.

Có lẽ có một số AE có lợi nhuận thật nhưng phần lớn là thua lỗ. Mặc dù vậy, có rất nhiều kẻ lừa đảo tuyên bố đã đã giàu có từ AE của chính mình tạo ra và muốn bán nó cho cộng đồng trader.

Dấu hiệu lừa đảo

+ Đường cong lợi nhuận dốc lên nhưng drawdown lại rất ít hoặc không có.

+ Tỷ lệ thắng (winrate) không tưởng

+ Thiếu thông tin về các quy tắc vào lệnh và mã nguồn để đọc.

+ Quảng cáo lợi nhuận không tưởng.

4. Các Repainting Indicator (Chỉ báo vẽ lại)

Bạn đã bao giờ gặp một chỉ số kỹ thuật có thể dự đoán được mọi điểm đảo chiều với độ chính xác tuyệt vời chưa?

Một lý do tại sao các chỉ báo kỹ thuật đó có thể hoạt động tốt như vậy là nó được repaint lại.

Repaint về cơ bản có nghĩa là chỉ số này sẽ tự tính toán lại sau mỗi thanh giá. Điều này có nghĩa là nó chỉ có thể nhìn vào dữ liệu đã có rồi mà đưa ra tín hiệu chứ nó không có khả năng chỉ báo cho tương lai.

Một ví dụ điển hình là Renko charts. Thanh Renko có khuynh hướng tự xây dựng lại sau một xu hướng thay đổi. Không giống như MA, giữ giá trị đường cố định của nó.

Điều này có nghĩa là khi bạn nhìn vào một biểu đồ Renko hai tuần trước nó sẽ trông hoàn toàn khác với nó bây giờ. Như vậy thì có ý nghĩa gì khi ta cài những indicator đó vào nữa.
Dấu hiệu cảnh báo:

+ Hiện tại, các giá trị quá khứ của chỉ số thay đổi khác với lúc trước.

+ Kết quả không thực tế và bất thường khi backtesting

+ Lợi nhuận không tưởng.

5. Trade Copying Websites

Trong thời gian gần đây đã có một sự bùng nổ của các trang web cung cấp dịch vụ copy lệnh giao dịch(ví dụ như eToro và ZuluTrade) cho phép bất cứ ai chưa biết cách giao dịch những vẫn muốn làm giàu được sao chép và vào lệnh y chang như các chuyên gia.

Vấn đề lớn với các trang web này là trader của họ thường không giỏi như vậy, hoặc họ may mắn khi giao dịch một số lệnh, hoặc họ dùng chiêu gì đó ăn gian và che mắt khách hàng làm cho họ tin tưởng. ​

Hơn nữa, nếu bạn biết được lệnh của họ thì sao, bạn có giao dịch kịp với họ không hay là giá đã chạy mất rồi.

Dấu hiệu cảnh báo:

+ Những trader dẫn đầu có đường cong lợi tức không thực tế và lịch sử giao dịch khá ngắn.

+ Những trader dẫn đầu sử dụng các phương pháp giao dịch như martingale... hoặc những phương pháp liều mạng khác.

+ Các dịch vụ hứa hẹn là sẽ giúp những người copy lệnh có được thu nhập và lợi nhuận dễ dàng và không tưởng.

6. Lừa đảo giao dịch Demo

Một cái bẫy khác là tìm ra các trader hay giao dịch demo, những người không giao dịch bằng tiền thật mà đang giao dịch trên một tài khoản demo ngày này qua ngày nọ.

Vấn đề với loại trader này là họ chưa từng giao dịch thật. Kết quả giao dịch demo thường không tính đến bid/ask, phí, hoa hồng, slippage và các yếu tố khác. Những yếu tố này có thể dễ dàng thổi bay lợi nhuận của một trader giao dịch demo nếu họ bị dụ giao dịch thật.

Dấu hiệu nhận biết lừa đảo:

+ Thiếu hoa hồng hoặc trượt giá trong kết quả giao dịch

+ Lợi nhuận không tưởng.

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2019

Điểm lại 3 bí quyết làm giàu của Warren Buffett

Những bí quyết làm giàu của Warren Buffett không còn là bí mật nữa, nhưng bạn cũng phải dè chừng và sử dụng nó cho phù hợp vì, hoàn cảnh, môi trường và cơ hội đặt ra là khác nhau.



"Một là sống ở Mỹ giúp tôi có nhiều cơ hội tuyệt vời, hai là có gene tốt nên sống lâu, và ba là lãi gộp", tỷ phú cho biết. 
 
Tất cả mọi người đều phải có điểm bắt đầu, kể cả là những người giàu nhất, thành công nhất. Huyền thoại đầu tư Mỹ - Warren Buffett cũng từng không giàu như ngày nay. Thực tế là 99% tài sản của ông có được sau năm 50 tuổi.

Buffett đã gây dựng khối tài sản qua nhiều năm, Business Insider cho biết. Ngày nay, tỷ phú 85 tuổi chính là một trong những người giàu nhất thế giới, với tài sản 64 tỷ USD.

Tony Robbins - diễn giả nổi tiếng tại Mỹ, kiêm đồng tác giả cuốn "Tiền bạc: Cách nắm vững cuộc chơi" đã quyết định hỏi bí quyết làm giàu của tỷ phú. "Tôi đã hỏi Warren Buffett: Điều gì đã giúp ông trở thành một người giàu bậc nhất thế giới vậy?", ông kể lại với chuyên gia huấn luyện doanh nhân - Lewis Howes trong chương trình The School of Greatness.

"Ông ấy chỉ cười và bảo. Có 3 việc. Một là sống ở Mỹ giúp tôi có nhiều cơ hội tuyệt diệu, hai là có gene tốt nên sống lâu, và ba là lãi gộp", Robbins nhớ lại.

Buffett là người lừng danh ủng hộ đơn giản hóa tất cả mọi thứ và tập trung vào dài hạn. Đó là lý do ông luôn khuyên mọi người đổ tiền vào các quỹ đầu tư theo chỉ số với mức phí rẻ.

Và một trong 3 chìa khóa làm giàu của Buffett cũng rất đơn giản: Hơn sáu mươi năm đầu tư thông minh đã cho phép ông hưởng lợi lớn từ lãi gộp. Đây là hình thức mà phần lãi nhận được sẽ được cộng dồn vào tiền gốc, và lãi mới sẽ được tính dựa trên khoản tiền tổng này. Đây chính là lý do tài sản của Buffett không ngừng tăng lên.

Trong một cuộc phỏng vấn cách đây không lâu, khi được hỏi về bí quyết thành công, Buffett cũng nhấn mạnh bạn phải sống một cuộc sống ngay thẳng. Vì sự dối trá, tham lam và vô đạo đức sẽ theo bạn đi suốt sự nghiệp, và nó khó rũ bỏ hơn bất kỳ sai lầm nào bạn từng mắc phải.  Tham khảo thị trường ngoại hối Việt Nam tại: https://vnfbs.com/

Câu "thần chú" mà Buffett dành cho tất cả mọi người nếu muốn thành công cả trong đời sống cá nhân lẫn công việc là: "Đừng bao giờ làm việc gì khiến bạn cảm thấy xấu hổ nếu người thân và bạn bè đọc được chúng trên báo".

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2019

20+ điều người giàu chọn làm, người nghèo không

Dưới đây là những điều người giàu chọn lựa trong khi người nghèo lại không.



1. Kiểm soát sự thành công

Người giàu tin rằng "Tôi làm nên cuộc đời tôi", trong khi những người khác lại cho rằng "Cuộc sống của tôi chỉ có vậy. Số phận đã an bài”.

Bạn phải biết kiểm soát đời sống tài chính của mình. Bạn phải tin rằng chính bạn là người tạo nên vận mệnh, thành công, đẳng cấp và tiền tài cho mình. Nhận thức được điều này hay là không, chỉ có bạn là người biết rõ.

2. Nghĩ lớn

Nếu không phải là chính bạn, thì ai đây? Đó là cách suy nghĩ của người giàu. Nghĩ lớn và làm lớn sẽ giúp mang lại cả cuộc sống ý nghĩa và tiền bạc.

Hầu hết mọi người đều chỉ có những suy nghĩ nho nhỏ. Vì sao vậy? Thứ nhất là vì sợ hãi. Ai cũng sợ thất bại và thậm chí sợ luôn cả thành công. Thứ hai là vì mọi người có suy nghĩ nhỏ vì họ tự cảm thấy mình nhỏ bé. Họ cảm thấy họ vô dụng. Họ không cảm thấy họ đủ vĩ đại hoặc quan trọng để tạo nên sự dị biệt trong cuộc đời.

3. Cam kết phải giàu có

Thay vì chỉ muốn giàu có, người giàu luôn có ý thức và cam kết phải giàu có.

Làm giàu cần sự tập trung, lòng can đảm, kiến thức, hiểu biết, 100% nỗ lực, thái độ không bao giờ từ bỏ và tất nhiên một tư duy giàu có. Nếu không toàn tâm toàn ý cam kết tạo nên sự giàu có, bạn sẽ không thể làm được.

Người giàu có thể thành công vì họ có mục tiêu và tầm nhìn rõ ràng: Lý do số một khiến người ta không đạt được điều mình muốn là họ chẳng biết mình muốn gì. Người giàu thì khác, họ biết rõ mình cần sự giàu có. Và mong muốn này không thể bị lung lay… Họ sẽ làm tất cả những gì trong phạm vi đạo đức và pháp luật để đạt được.

4. Tập trung vào cơ hội

Thay vì chỉ nhìn thấy khó khăn như hầu hết mọi người, người giàu biết tập trung và tận dụng cơ hội.

Người giàu luôn nhìn thấy sự tăng trưởng tiềm năng, trong khi người nghèo chỉ thấy nguy cơ thua lỗ. Người giàu tập trung vào thành quả, còn người nghèo tập trung vào rủi ro.

5. Chiến đấu để chiến thắng

Trong khi người giàu chọn cách chơi để chiến thắng, hầu hết mọi người lại chọn cách chơi để không thua. Mục tiêu của người giàu là sự thịnh vượng. Không phải chỉ là chút tiền, mà phải là nhiều tiền.

Nếu mục tiêu của bạn chỉ đơn giản là được sống thoải mái, đủ ăn, bạn sẽ chẳng bao giờ giàu được. Nếu bạn chỉ muốn kiếm vừa đủ, bạn sẽ chỉ nhận được từng ấy mà thôi, không hơn.

6. Giao thiệp với những người giàu

Người giàu thường giao thiệp với những người thậm chí giàu có hơn họ.

Người thành công luôn coi thành công của người khác là động lực. Họ xem những người thành công khác là hình mẫu để học hỏi. Họ tự nói với mình rằng nếu người khác làm được thì mình cũng làm được.

Thay vì ghen tị với những người thàn công khác, họ biết ơn những người này và tự vạch ra kế hoạch để gặt hái điều tương tự. Cách nhanh chóng và dễ dàng nhất là học theo cách mà những người giàu khác kiếm tiền.

7. Không khuất phục trước khó khăn

Bí quyết đến thành công là đừng cố trốn tránh những khó khăn; bí quyết là hãy tự hoàn thiện bản thân để đánh bại chúng. Con đường đi đến sự giàu có, thịnh vượng luôn đầy cạm bẫy và chông gai và đó là lý do tại sao hầu hết mọi người đều không muốn dấn thân vào. Họ không muốn những rắc rối, những tình cảnh đau đầu và gánh trách nhiệm. Nói tóm lại, họ không muốn đương đầu với khó khăn.

Thay vì chỉ chăm chăm tập trung vào khó khăn, người cực kỳ thành công sẽ tập trung vào mục tiêu của họ.

8. Tập trung vào giá trị tài sản ròng

Thước đo đích thực của sự giàu có là tài sản ròng, không phải là thu nhập.

Tài sản ròng là giá trị tài chính của tất cả nhưng gì bạn có. Đó là thước đo cuối cùng của sự giàu có, bởi khi cần, chúng có thể quy đổi ra tiền.

9. Chọn cách trả công theo hiệu suất

Người giàu không bao giờ đặt ra mức trần đối với thu nhập của họ và cũng không chọn cách trả công theo thời gian.
Người giàu thích được trả công theo hiệu suất công việc, nếu không phải tất cả, thì cũng là một phần. Họ tự điều hành việc kinh doanh và kiếm thu nhập từ lợi nhuận Người giàu làm việc để nhận tiền hoa hồng hoặc phần trăm doanh số, thay vì một mức lương cố định. Ngoài lề: Bạn quan tâm đến forex exchange chứ, khám phá nhé.

10. Quản lý tiền bạc

Người giàu không hề thông minh hơn người nghèo. Họ chỉ có thói quen tiền bạc khác biệ và thông minh hơn mà thôi. Sự dị biệt lớn nhất giữa thành công và thất bại trong tài chính là cách quản lý tiền bạc. Đơn giản là bạn phải làm chủ được tiền của mình.

Người bình thường không làm chủ được tiền bạc là do họ nghĩ không có đủ tiền để làm chủ. Chừng nào bạn chưa biết cách tận dụng những gì mình có, bạn sẽ không thể đạt được thêm điều gì cả. Thói quen quản lý tiền bạc còn quan trọng hơn số tiền bạn có.

Xem thêm:

Bắt đầu từ khoảng cách giàu nghèo 1 ngày và 10 năm

Những cách giúp bạn đảo ngược tình thế trong đàm phán

Những câu nói mà người giàu không bao giờ dùng

11. Không ngừng học hỏi và phát triển

Người giàu học cách để thành công từ những người giàu có và thành công hơn họ. Họ vẫn tiếp tục học kể cả sau khi đã thành công rực rỡ.

Ngay cả người thành công nhất cũng từng là kẻ tay trắng. Không ai mới sinh ra đã có tài năng tài chính và biết cách kiếm tiền. Người giàu học cách thành công trong cuộc chơi tiền bạc, và bạn cũng có thể làm điều gần giống. Thành công là một kỹ năng hoàn toàn có thể học hỏi.

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2019

Những câu nói mà người giàu không bao giờ dùng

Điểm dị biệt rất lớn giữa người giàu và người bình thường là những gì diễn ra giữa đôi tai, nói phương cách khác là cách chọn lựa ngôn ngữ hàng ngày.

Robert Kiyosaki, tác giả cuốn "Cha giàu, cha nghèo" nổi danh, cho biết, nhờ được hai người cha nuôi dạy, ông đã có cơ hội quan sát tác động của những suy nghĩ khác nhau lên cuộc sống mỗi người.



Cha đẻ của ông - người “cha nghèo” - luôn gặp khó khăn về tài chính trong suốt cuộc đời, còn người cha của người bạn thân nhất của ông - người “cha giàu” - lại từ 2 bàn tay trắng trở thành một trong những người giàu nhất Hawaii.

"Tôi nhận ra rằng người cha của tôi nghèo, không phải vì số tiền ông kiếm được, mà vì chính cách suy nghĩ và hành xử của ông", Kiyosaki kết luận.

Tương tự như sách forex, dưới đây là 7 câu nói mà Kiyosaki cho biết là người cha nghèo của ông thường nói trong khi người cha giàu thì không.

1. "Tôi không thể mua nổi cái này"
Người cha giàu sẽ nói "Làm thế nào để mua được nó nhỉ?"

Một là câu khẳng định và một là câu hỏi. Một khiến bạn mắc kẹt và một buộc bạn phải suy nghĩ. Khi bạn nói “Tôi không thể mua được”, não bạn ngừng làm việc, trong khi bằng cách đặt câu hỏi “Làm thế nào để tìm mua được?”, não của bạn sẽ phải làm việc.

Tất nhiên, ông Kiyosaki nhấn mạnh, điều này không có nghĩa bạn nên mua mọi thứ. Điểm mấu chốt là bạn phải liên tục luyện tập bộ não vì não bộ của bạn càng mạnh mẽ bao nhiêu, số tiền bạn sẽ kiếm được càng nhiều bấy nhiêu.

2. "Tôi làm việc vì tiền"
Người giàu sẽ nói "Tiền làm việc cho tôi".

Có sự dị biệt giữa cách chọn được trả lương của người giàu và người thường. Người thường chọn được trả lương theo thời gian - theo tháng hoặc theo giờ. Trong khi đó, người giàu thường sở hữu doanh nghiệp riêng, làm việc để nhận hoa hồng hoặc chọn cổ phiếu và chia lợi nhuận thay vì là mức lương.

Nếu làm việc vì tiền, bạn đã giao quyền của bạn cho ông chủ. Còn nếu bắt tiền làm việc cho bạn, bạn là người có quyền và kiểm soát chúng.

3. "Khi làm việc liên quan đến tiền, hãy luôn thận trọng và an toàn. Đừng liều lĩnh"
Người giàu sẽ nói "Hãy học cách quản lý rủi ro".

Người giàu tham gia cuộc chơi để chiến thắng. Việc này luôn ẩn chứa yếu tố rủi ro và buộc người chơi phải thích ứng và chấp nhận.

Yếu tố quan trọng không kém là phải chấp nhận rủi ro một cách khôn ngoan. Sự liều lĩnh mù quáng sẽ chẳng dẫn bạn đi đến đâu cả. Nhưng chấp nhận những rủi ro một cách thông minh - giáo dục và kinh nghiệm đóng vai trò then chốt - sẽ mang lại cho bạn những phần thưởng rất lớn.

4. "Căn nhà của tôi là một loại tài sản"
Người giàu sẽ nói "Căn nhà là một loại tiêu sản".

Nếu ngừng làm việc hôm nay, tài sản sẽ đưa tiền vào túi bạn trong khi tiêu sản sẽ khiến tiền chạy khỏi túi của bạn. Điều quan trọng là phải biết rõ sự khác biệt giữa tài sản và tiêu sản.

Sở hữu một căn nhà rất tốn kém và không phải lúc nào giá trị của chúng cũng tăng lên.

Tất nhiên, ông Kiyosaki không khuyên bạn không nên mua nhà mà điều ông muốn nói là bạn nên hiểu rõ sự khác biệt giữa tài sản và tiêu sản. Khi muốn mua một ngôi nhà lớn hơn, đầu tiên phải mua tài sản có thể đem lại đủ dòng tiền để chi trả cho ngôi nhà.

5. "Hãy học hành chăm chỉ để có thể tìm được công ty tốt mà làm việc"
Người giàu sẽ nói "Hãy học hành chăm chỉ, do vậy, bạn có thể tìm được công ty tốt để mua lại".

Người giàu không bao giờ sợ nghĩ lớn. Họ luôn đặt kỳ vọng cao và muốn kiếm được nhiều tiền.

6. "Tôi sẽ chẳng bao giờ giàu được"
Người giàu nói "Tôi là người giàu, và người giàu không làm việc này".

“Kể cả khi người cha giàu của tôi gần như phá sản sau một biến cố tài chính, ông vẫn tiếp tục tự nhắc mình rằng ông là một người giàu. Ông luôn nói ‘Luôn có sự khác biệt giữa nghèo và bị phá sản. Phá sản chỉ là tạm thời, còn nghèo là vĩnh viễn”, Kiyosaki viết.

7. "Tôi không quan tâm đến tiền"
Người giàu sẽ nói "Tiền bạc là sức mạnh".

Phần lớn chúng ta được dạy phải đi học trường tốt, tìm được việc làm và biết ơn vì mọi thứ mình đang có. Nói thẳng ra, phần lớn chúng ta được dạy phải an phận.

Người giàu, trái lại, nghĩ về tiền rất logic và cho rằng tiền chính là công cụ đầy quyền lực, có thể mang đến nhiều lựa chọn và cơ hội trong cuộc sống.

Những cách giúp bạn đảo ngược tình thế trong đàm phán

Một thế giới lý tưởng là khi mọi cuộc đàm phán đều công bằng, nơi các bên tham gia đều cùng tìm kiếm một nền tảng chung, và cam kết tìm ra giải pháp tốt nhất có thể cho mọi người.

Thế nhưng, chúng ta đâu sống trong thế giới lý tưởng đó. Sự thiên vị ngầm, những thủ thuật che giấu thông tin, và các mục tiêu bí mật vẫn có thể đặt những nhà đám phán ngay thẳng nhất vào thế bất lợi. Một nghiên cứu mới đã cho thấy rằng tuy phụ nữ cũng phải thường xuyên yêu cầu được tăng lương như nam giới, nhưng xác suất thành công lại thấp hơn tới 25%, do sự thiên vị ngầm về giới tính.




Cho dù bạn đang đàm phán với những người có thành kiến về bạn, hoặc có một lý do nào khác khiến phía bên kia hành xử không thẳng thắn và trung thực, việc bạn ứng phó với các thử thách như thế nào sẽ quyết định khả năng thành công.

Chuyên gia tư vấn Avery Blank cho biết: “Đầu tiên, bạn cần phải quyết định có đang để ngồi xuống đàm phán hay là không, và có thể có lợi cho cả đôi bên (win-win) hay là không. Bạn không nên chấp nhận các điều khoản đàm phán, nếu cảm thấy bị bắt ép hoặc thiếu tôn trọng”.

Đôi khi, không phải dễ dàng để nhận ra đâu là một cuộc đàm phán công bằng. Thậm chí, có lúc bạn sẽ tự ép bản thân mình phải tiếp tục đàm phán ngay cả khi không được đối xử công bằng. Trong những trường hợp như thế, 7 bước sau đây có thể giúp bạn đảo ngược tình thế.

1. Học cách làm thám tử
Nhà tâm lý học Jerry D. Smith cho biết trước khi bạn bắt đầu cuộc đàm phán, hãy nghiên cứu thật cặn kẽ về phía bên kia: cá nhân, tổ chức, tình hình hiện tại,… Hãy cố gắng tìm kiếm càng nhiều thông tin hữu ích càng tốt.

Bằng cách đó, bạn sẽ có ít khả năng bị phía bên kia “tấn công phủ đầu”. Hơn thế nữa, bạn sẽ dễ nhận biết các dấu hiệu chơi không đẹp hoặc lừa đảo. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng những kiến thức đã thu thập để suy nghĩ về những hướng đàm phán khác nhau, và những điều có thể gây nên sự phản đối từ phía bên kia. “Càng hiểu rõ vị trí của đối tác và những gì họ đang tìm kiếm, bạn càng dễ dàng nắm được chiều hướng của cuộc đàm phán cũng như tiên liệu được kết quả của nó.”

2. Tận dụng những định kiến
Nếu bạn đang phải đối phó với những định kiến, Blank cho biết bạn có thể dùng chính những định kiến ấy để xoay chuyển tình hình. Ví dụ, nếu bạn là một người trẻ tuổi và bị phía bên kia coi là thiếu kinh nghiệm hay sự chuẩn bị, hãy chứng minh rằng họ đã sai lầm khi nghĩ như vậy. Một khi bạn đã đánh bại được định kiến có sẵn, bạn sẽ làm phía bên kia “rối loạn đội hình” và tự tạo cho mình một lợi thế nhất định.

3. Hãy chủ động lắng nghe
Chủ động lắng nghe nghĩa là khi bạn có thể nhập tâm vào những gì người khác đang nói, chứ không đơn giản chỉ là chờ tới lượt mình. Điều này có thể hỗ trợ bạn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đối tác trong việc đàm phán; bạn cũng có thể khám phá thêm họ muốn gì và ngần ngại những gì. Bạn có thể tìm ra những điểm chung giữa đôi bên và khiến cuộc đàm phán trở nên thoải mái hơn.

Smith nói thêm: “Thông thường, khi một bên đàm phán có hành động tiêu cực, nghĩa là họ đang e sợ điều gì đó. Họ lo lắng rằng liệu những cảm xúc của mình có được ghi nhận và phản hồi lại hay là không. Nếu như chúng ta có thể lắng nghe được các cảm xúc thực tế ẩn giấu đằng sau những câu chữ, thì điều này có thể giúp ích rất nhiều cho bên yếu thế hơn, một khi đã hiểu được những động lực thôi thúc phía bên kia là gì.”

4. Đưa ra những câu hỏi thăm dò
Barry Goldman, giáo sư chuyên ngành quản trị và tổ chức tại Đại học Arizona, chia sẻ về cách đưa ra câu hỏi thăm dò. Theo Goldman, bạn nên tránh những câu hỏi đơn giản có thể được trả lời bằng “có” hoặc “không”. thêm vào đó, hãy dùng những câu hỏi buộc phía bên kia phải đưa ra câu trả lời dài hơn, từ đấy bạn có thể khám phá thêm những thông tin hữu ích có thể sử dụng trong việc đàm phán.

Nếu như bạn hỏi: “Có phải gói lợi tức của tôi cũng gần giống như những người khác?” thì bạn sẽ chỉ nhận được câu trả lời “có” hoặc “không”. Ngược lại, nếu bạn đặt câu hỏi thăm dò kiểu như: “Tôi nhận được gì từ gói lợi tức?”, thì bạn sẽ có cơ hội làm giảm khả năng nhận được những câu trả lời cố tình sai sự thật hoặc không đủ thông tin.

5. Biết kiểm soát cảm xúc
Smith cho biết ông luôn bước vào cuộc đàm phán với một giả định rằng cả hai bên đều đang muốn hành xử thật logic. Nếu điều đó chưa đạt được, ông cảm thấy mình có trách nhiệm cho việc giúp cho phía bên kia cải thiện thêm. Việc loại bỏ được những cảm xúc tiêu cực, hay ham muốn làm phía bên kia phải thấy xấu hổ, sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều cho việc giữ được tính logic cho quá trình đàm phán.

6. Hiểu được đâu là điểm dừng
Jennifer Martin, nhà sáng lập Zest Business Consulting, cho biết: “ Hãy yêu cầu những gì bạn muốn nhưng hãy nắm rõ đâu là điểm dừng. Nếu không biết được mình không thể chấp nhận điểm gì, bạn sẽ mất đi quyền lực trong cuộc đàm phán bởi vì bạn không có đủ động lực để rút lui. Bạn cần nắm rõ đâu là cái giá tối đa bạn có thể trả, hay là tiêu chuẩn tối thiểu bạn có thể chấp nhận được, sẽ hỗ trợ bạn quyết định được đâu là lúc nên dứt áo ra đi.”

7. Luôn nhớ rằng mình có thể “reset”
Blanks cho biết nếu bạn cảm thấy cuộc đàm phán đang đi chệch hướng, hoặc bạn thực tế đang bị chèn ép, hãy nhớ rằng bạn có thể “khởi động lại” (reset). Hãy đề nghị tổ chức vòng đàm phán mới tại một thời điểm khác; hoặc nếu không, hãy tạm dừng cuộc đàm phán cho tới khi các bên đã có thêm thời gian để thu thập và xem xét thông tin. Việc biết cách tạm ngưng đàm phán sẽ cho bạn một cơ hội tốt hơn để bắt đầu lại từ đầu và giành được kết quả tốt hơn. Blanks khuyên: “Bạn luôn có nhiều khả năng kiểm soát hơn bạn nghĩ đấy”. Về kinh nghiệm Forex thì Phương có nhiều khả năng giải thích cho bạn hiểu hơn, nhưng nhớ 7 nguyên  tắc này cũng nên áp dụng thường xuyên đấy.

Bắt đầu từ khoảng cách giàu nghèo 1 ngày và 10 năm

Việt Nam vấp phải bài toán khó về khoảng cách giàu nghèo ngày càng nới rộng.
 
Không phải ngẫu nhiên báo cáo của của Oxfarm đưa ra ngay trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới ASEAN (WEF ASEAN) đề cập trực diện tới thực trạng chênh lệch giàu nghèo đang diễn ra tại nước chủ nhà Việt Nam. Theo đó, thu nhập 1 ngày của người giàu nhất nhiều hơn số tiền mà người nghèo nhất kiếm được trong 10 năm. Sự bất bình đẳng thu nhập này không gây bất ngờ, bởi lẽ chúng ta đã ghi nhận, 210 người siêu giàu Việt Nam năm 2014 có tổng tài sản lên tới 20 tỉ USD, chiếm 12% GDP cả nước hay giá trị tài sản của 4 tỉ phú đô-la của Việt Nam tính tới tháng 3.2018, theo danh sách của Forbes, đã vượt quá nửa con số nói trên.




Việt Nam đang vấp phải bài toán khó của bất cứ quốc gia đang phát triển nào. Song hành cùng Việt Nam trong danh sách tăng trưởng tỉ lệ người siêu giàu, khoảng cách giàu nghèo Indonesia được Oxfam mô tả bằng hình ảnh “4 người đàn ông giàu có nhất Indonesia có lượng của cải nhiều hơn 100 triệu người cộng lại”.

May mắn hơn, bất bình đẳng tài sản ở Việt Nam chưa tới mức gay gắt như Ấn Độ hay Trung Quốc với chỉ số GINI (biểu thị độ bất bình đẳng trong thu nhập trên nhiều vùng miền, tầng lớp của một đất nước) năm 2016 lần lượt là 0,51 và 0,46. Tương tự, còn xa chúng ta mới phải đối diện với tình trạng 1% dân số sở hữu nhiều của cải hơn 99% phần còn lại, bức tranh đang hiện hình rất rõ nét tại cường quốc số 1 thế giới là Mỹ. Thế nhưng, Việt Nam lại có vấn đề riêng của Việt Nam.

Sự thật là việc Việt Nam lọt vào top 3 thế giới về tốc độ tăng trưởng người siêu giàu đã không đem lại chỉ toàn niềm vui. Những thương vụ kinh doanh biến doanh nhân thành tỉ phú sau một chữ ký không xa lạ, tiếc là, giàu lên từ thâu tóm đất vàng, đào tài nguyên hay bất động sản không đem lại nhiều lan tỏa tới nền kinh tế. Vì thế, những con số dài mãi trong tờ séc của đại gia hay khối tài sản chất chồng trong két sắt không phải là giá trị tăng thêm của nền kinh tế. Đó không những là bất bình đẳng xã hội mà còn là một sự bất công khó có thể chấp nhận.

Oxfam tính toán, thu nhập 1 năm của nhóm 210 người siêu giàu tại Việt Nam đủ sức để đưa 3,2 triệu người thoát nghèo, chấm dứt nghèo cùng cực trên cả nước. Mặc dù có đến 1,5 triệu người gia nhập tầng lớp trung lưu mỗi năm, nhưng thu nhập của họ ở Việt Nam chỉ bằng thu nhập của tầng lớp trung lưu Hàn Quốc cách đây 20 năm.

Quả thật, cuộc chạy đua thành triệu phú chọn điểm xuất phát là chiếm dụng nguồn lực lẽ ra phải dành cho những địa chỉ chọn lọc nhằm thúc đẩy đời sống của trên 90 triệu dân dẫn đến những lệch lạc, sai phạm như đã ghi nhận trong thời gian qua. Quan trọng hơn, khi nguồn lực trong xã hội bị chốt chặt ở một nhóm cá nhân, đương nhiên, không còn phần bơm nền kinh tế để nó thêm lớn mạnh. Tất yếu, một người thành triệu phú đô-la, nhiều người sẽ tại vị lâu hơn ở nấc thang thu nhập thấp trong xã hội.

Hệ lụy không những dừng lại ở đó. Nếu con đường tiến tới những căn nhà hay tài khoản chục triệu USD không đàng hoàng minh bạch, mảnh đất màu mỡ dung dưỡng tham nhũng, tiêu cực sẽ tăng thêm dư địa. Tầng nổi đã hiện rõ nhưng chưa ai hình dung được độ lớn của tảng băng chìm.

Trong bối cảnh này, dường như nút thắt cần tháo gỡ là phải tạo ra được môi trường làm giàu tương đối bình đẳng cho tất cả các bộ phận cấu thành nền kinh tế. Chiếc chìa khóa đang nằm trong tay những người quản lý.

Trao đổi với NCĐT, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương), cho biết: “Sự lần chần đang tồn tại”. Thứ nhất, về tiến trình cổ phần hóa, sự nuối tiếc ưu đãi, quyền lợi từ phía các lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước đang cản trở quá trình này, khiến nền kinh tế vẫn phải gánh chịu sức ì từ bộ phận kinh doanh luôn đứng chót về hiệu quả. Thứ hai, lo ngại về chuyện làm giàu từ đất và tài nguyên, làm giàu bất chính đã tồn tại cả chục năm nay, nhưng chưa nhìn thấy các biện pháp hữu hiệu ngăn chặn tình trạng trên. Ngoài lề: Đọc bài về forex factory com cũng thấy hay hay.

“Chênh lệch giàu nghèo mà nguyên nhân chính yếu từ cách làm giàu không minh bạch sẽ triệt tiêu sức sản xuất trong xã hội. Lỗi không phải tại người giàu mà tại cách thức quản lý chưa phù hợp hiện nay”, ông Nam thẳng thắn chỉ ra.

Khoảng cách giàu nghèo sẽ không đáng lo nếu nó tác động có hiệu quả biểu hiện ở sức phát triển của nền kinh tế thị trường, nhưng khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam hiện nay mới chỉ là phân chia lại của cải dồn cho một số người giàu, còn người nghèo đang chịu sự thiệt thòi bất công. Chỉ có minh bạch, sòng phẳng cho việc tiếp cận nguồn lực, khối doanh nghiệp tư nhân mới thực sự là động lực của nền kinh tế. Chỉ khi đó, xã hội mới hân hoan chào đón và ngưỡng mộ người giàu.